1. Giới thiệu chuyên ngành Ngôn ngữ Anh
Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng rất quan trọng trong thời đại toàn cầu hóa. Đây là ngôn ngữ có tính quốc tế cao, có số quốc gia chọn làm ngôn ngữ thứ nhất nhiều nhất và được dùng ở tất cả các lĩnh vực khi có giao lưu quốc tế diễn ra. Có thể nói không một nhà khoa học thành công nào lại không giỏi một ngoại ngữ nào đó. Nắm vững tiếng Anh là nắm vững chìa khóa để hiểu biết thêm nhiều nền văn hóa khác. Mặt khác, trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, tiếng Anh là một trong số ngoại ngữ thông dụng giúp chúng ta dễ tìm được việc làm tốt.
2. Tại sao chọn chuyên ngành này
Chương trình đào tạo đã được Bộ giáo dục và Đào tạo đánh giá cao. Là chương trình mới được thiết kế nên nó hội tụ đầy đủ những yếu tố tích cực của các chương trình đào tạo ngôn ngữ Anh đi trước và cập nhật thêm nhiều môn học tiên tiến. Có nhiều môn học tự chọn cho sinh viên lựa chọn học theo mục tiêu riêng.
2.1. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Ngôn ngữ Anh có trình độ chuyên môn và khả năng sử dụng Tiếng Anh ở cấp độ đại học. Cụ thể là có khả năng sử dụng thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ Anh (Nghe hiểu, Nói, Đọc hiểu, Viết) đạt trình độ tương đương C1 Khung tham chiếu Châu Âu. Cụ thể tương đương trình độ 5 CAE của Đại học Cambridge (Anh), hoặc 80 điểm TOEFL IBT của ETS (Mỹ), hoặc 6.0-7.0 IELTS (theo bảng quy đổi về năng lực ngôn ngữ của Hội đồng chung Châu Âu (Council of Europe’s Common European Framework of Reference - CEFR). Ngoài ra, cử nhân Ngôn ngữ Anh có khả năng phiên dịch và biên dịch tiếng Anh thông thạo trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
2.2.Về ngoại ngữ 2, cử nhân Ngôn ngữ Anh sau khi tốt nghiệp đạt trình tương đương Cấp độ B1 theo Khung Tham chiếu Châu Âu (HSK cấp độ 3 đối với tiếng Trung, DELF B1 đối với tiếng Pháp, B1 đối với tiếng Đức, JLPT N4 đối với tiếng Nhật, TRKI 1 đối với tiếng Nga). (Theo Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ Ngoại ngữ tương đương cấp độ B1, B2 Khung châu Âu để xét trình độ ngoại ngữ khi dự tuyển và khi tốt nghiệp kèm theo Thông tư số: 05 /2012/TT- BGDĐT ngày 15 tháng 2 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
2.3. Về tin học văn phòng, cử nhân Ngôn ngữ Anh sau khi tốt nghiệp đạt các chứng chỉ Tin học Văn phòng quốc tế MOS (Microsoft Office Specialist) của Cetiport – Hoa Kỳ theo các nội dung: Microsoft Word, Microsoft Excel (điểm thi ≥ 700), biết sử dụng tốt phần mềm Microsoft Power Point và biết khai thác thành thạo mạng internet
2.4. Về kỹ năng, cử nhân Ngôn ngữ Anh được đào tạo các kỹ năng cần thiết để làm việc và phát triển trong môi trường hiện đại, hội nhập như sau:
- Các kỹ năng tiếng Anh sử dụng trong giao tiếp xã hội và giao tiếp trong công việc như kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tham gia các cuộc họp, kỹ năng đàm phán, thương thuyết, kỹ năng giao tiếp bằng thư tín…
- Các kỹ năng biên-phiên dịch Anh-Việt, Viêt-Anh
- Các kỹ năng tin học văn phòng, tin học ứng dụng.
- Các kỹ năng mềm như kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng lập kế hoạch
- Kỹ năng tự học và nghiên cứu khoa học.
3. Cơ hội việc làm
Các vị trí công tác mà một sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh có thể đảm nhận tốt nhất bao gồm: Phiên - Biên dịch, quan hệ quốc tế và đối ngoại tại các doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam và quốc tế. Ngoài ra, còn có khả năng đảm nhiệm các vị trí như thư ký, nhân viên hành chính, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều hành tour tại các công ty du lịch.
Nếu được bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ sư phạm, sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh cũng có thể đảm nhận công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh chuyên ngành tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
4. Tôi có phù hợp?
Theo Quy chế Tuyển sinh Đại học và Cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Quy định phù hợp với đặc thù ngành nghề trong trường Đại học Hàng hải. Đối tượng tuyển sinh xét tuyển theo quy định
5. Học phí & hỗ trợ tài chính
- Học phí theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo
6. Mục tiêu đào tạo
Chương trình Ngôn ngữ Anh đào tạo về lý thuyết, cấu trúc, thực hành ngôn ngữ học tiếng Anh, đào tạo nâng cao về biên, phiên dịch tiếng Anh.
Mục tiêu của chương trình cung cấp cho sinh viên kiến thức cở sở về ngôn ngữ, văn hóa, các kỹ năng Tiếng Anh thực hành Nghe, Nói, Đọc, Viết hiệu quả, có tư duy logic, phản biện, kiến thức chuyên ngành bao gồm lý thuyết ngôn ngữ học cơ bản và nâng cao, tiếng Anh chuyên ngành sử dụng trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, hàng hải, biên, phiên dịch, văn hóa và sự giao thoa văn hóa các nước nói tiếng Anh; các kỹ năng và thái độ cần thiết để hình thành ý tưởng, thiết lập, triển khai và vận hành các quy trình khai thác tàu biển. Chương trình đào tạo cũng chuẩn bị cho sinh viên làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến việc sử dụng tiếng Anh.
7. Nội dung chương trình
- Khối lượng kiến thức toàn khóa bao gồm 120 tín chỉ ( không tính các tín chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất)
+ Bắt buộc: 92 TC
+ Tự chọn: 22 TC
+ Tốt nghiệp: 6TC
ISCED Categories